Thanh Hóa - Điểm sáng trong thực hiện giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023

|

Thanh Hóa - Điểm sáng trong thực hiện giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023

Tại Hội nghị sơ kê;́t giữa kỳ triê;̉n khai Chương trình mục tiê;u quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa là một trong những tỉnh đạt tỷ lê;̣ giải ngân cao hơn tỷ lê;̣ cả nước, kèm theo đó là những kê;́t quả tích cực trong công tác giảm nghèo, giúp nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
 
Báo cáo sơ kê;́t giữa kỳ triê;̉n khai thực hiê;̣n Chương trình MTQG giảm nghèo bê;̀n vững giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thanh Hóa cho biê;́t, thời gian qua, Tỉnh đã tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đảm bảo thống nhất từ Tỉnh đến cơ sở. Bê;n cạnh đó, các dự án sử dụng vốn đầu tư công đã được phê; duyệt và giải ngân đảm bảo tiến độ, một số dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp đã được triển khai thực hiện hỗ trợ đến người nghèo, cận nghèo, người mới thoát nghèo; cấp ủy, chính quyền các địa phương đã lồng ghép các hoạt động của chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giai đoạn 2021-2025, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa hơn 1.640 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2022-2023, Trung ương đã giao 945,3 tỷ đồng. Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển được Trung ương phân bổ năm 2022 và năm 2023 lũy kế đến ngày 30/9/2023 đạt 43,4% so với kế hoạch vốn (khoảng 410 tỷ 102 triệu đồng/945 tỷ 033 triệu đồng). Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ giải ngân Chương trình của cả nước (đạt 36,46%).

Tổng kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương đã phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2023 là 685 tỷ 135 triệu đồng. Trong đó, năm 2021 là 37 tỷ 455 triệu đồng; năm 2022 là 132 tỷ 965 triệu đồng; năm 2023 là 514 tỷ 715 triệu đồng. HĐND, UBND Tỉnh đã giao 100% kinh phí sự nghiệp Trung ương phân bổ cho các đơn vị, địa phương để tổ chức thực hiện. Kết quả lũy kế đến ngày 25/9/2023, đã giải ngân được 138 tỷ 216 triệu đồng/685 tỷ 135 triệu đồng, đạt 20,17%. Trong đó, năm 2021: 37 tỷ 455 triệu đồng; năm 2022: 52 tỷ 103 triệu đồng; năm 2023: 48 tỷ 658 triệu đồng...

 

Thanh Hóa triê;̉n khai đồng bộ nhiê;̀u giải pháp trong giảm nghèo bê;̀n vững
 
Có thê;̉ thấy, mặc dù quá trình triê;̉n khai thực hiê;̣n Chương trình MTQG giảm nghèo bê;̀n vững của Tỉnh thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời song với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành cấp Tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các đơn vị, các địa phương và Nhân dân, các hoạt động thuộc Chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiê;u, nhiệm vụ đề ra. Hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tỉnh cơ bản đầy đủ; các khó khăn, vướng mắc cơ bản được giải quyê;́t. Cơ chế quản lý, điều hành được đảm bảo thống nhất từ Tỉnh đến cơ sở. Các dự án sử dụng vốn đầu tư công đã được phê; duyệt và giải ngân đảm bảo tiến độ. Một số dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp đã được triển khai thực hiện hỗ trợ đến người nghèo, cận nghèo, người mới thoát nghèo. Cấp ủy, chính quyền các địa phương đã lồng ghép các hoạt động của Chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Giai đoạn 2021-2023, triê;̉n khai thực hiê;̣n Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Tỉnh đã tập trung vào giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Nhờ đó, các gia đình hộ nghèo trê;n địa bàn Tỉnh đã được hỗ trợ để vượt qua khó khăn, cải thiện đời sống và tạo ra các cơ hội để phát triển. Người dân nghèo đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như: Hỗ trợ vốn kinh doanh, đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí cho con em, đặc biệt là giải quyết vấn đề về nhà ở… Theo đó, với nguồn kinh phí được hỗ trợ, qua 03 năm triê;̉n khai, Tỉnh đã thực hiê;̣n hỗ trợ đầu tư hơn 1.600 công trình trê;n địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt vùng khó khăn, bãi ngang ven biển và hải đảo; hỗ trợ hơn 1.600 dự án sinh kế cho người nghèo với trê;n 12.000 hộ tham gia; hỗ trợ gần 700 dự án nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diê;m nghiệp cho trê;n 37.000 hộ.

Chương trình cũng đã hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 48.000 người, hơn 1.500 người đi lao động ở nước ngoài; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm đều đạt chỉ tiê;u Quốc hội, Chính phủ đề ra; một bộ phận người dân đã có ý thức chủ động vươn lê;n thoát nghèo, nhiều hộ còn tự nguyện làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo.

Cùng với đó, Chương trình đã tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng khó khăn. Đến nay, 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo của tỉnh được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025) của tỉnh giảm còn 4,99%; ước đến hết năm 2023, giảm còn 3,49%, vượt mục tiê;u kế hoạch đề ra...

Mặc dù vậy, viê;̣c triê;̉n khai thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trê;n địa bàn Tỉnh vẫn tồn tại, hạn chế, như: Tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao; kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới theo tiê;u chí đa chiều còn cao, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực biê;n giới. Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án, chính sách, vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện giảm nghèo hiệu quả chưa cao. Một số dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp từ Chương trình chậm hoặc chưa giải ngân làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Năng lực lãnh đạo, điều hành của một số cấp ủy đảng, chính quyền còn hạn chế, chưa linh hoạt, sáng tạo, thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo...

Đê;̉ tiê;́p tục nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo bền vững đảm bảo mục tiê;u giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lê;n mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn,… Thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa cần triê;̉n khai một số nhiê;̣m vụ, giải pháp sau:

Tiê;́p tục quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động của các Chương trình MTQG, nhất là những nội dung có tính chất hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo.

Tập trung lãnh, chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thuộc Chương trình. Bê;n cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đối ứng thực hiện Chương trình theo quy định tại Quyết định 02/2022/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ (bằng 10% ngân sách Trung ương phân bổ).

Tổ chức triển khai hiê;̣u quả Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội liê;n kết vùng, thiết yếu phục vụ dân sinh, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa ở địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn.

Thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và từng giai đoạn, làm cơ sở để xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo phù hợp. Tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt, tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo; phát huy nguồn lực và đóng góp của người dân trong thực hiện các dự án phát triển sản xuất, chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình liê;n kết, gắn phát triển sản xuất với chế biến, tiê;u thụ sản phẩm. Đẩy mạnh nghiê;n cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiê;n tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, xem đây là giải pháp trọng tâm để giảm nghèo nhanh và bền vững.

Phát triển các hoạt động sản xuất, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, người nghèo theo chuỗi giá trị, liê;n kết trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ cao, phát huy lợi thế, sản phẩm tiềm năng của địa phương; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của người dân; góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện mục tiê;u chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Huy động hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, thực hiện mục tiê;u giảm nghèo bền vững gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Khơi dậy văn hóa vươn lê;n, khát vọng sáng tạo trong xã hội; người dân có tinh thần tự lực, tự cường, chủ động vươn lê;n “thoát nghèo”, xây dựng cuộc sống “ấm no, hạnh phúc”.

Đẩy mạnh tuyê;n truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viê;n, người nghèo và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo. Trong đó, phát huy vai trò các già làng, trưởng bản, trưởng họ và những người có uy tín trong cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò của các lực lượng tại cơ sở, trước hết là MTTQ, các đoàn thể, lực lượng biê;n phòng, công an, quân sự, giáo viê;n... trong công tác tuyê;n truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo chủ động vươn lê;n thoát nghèo.

Bê;n cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sâu rộng, có hiệu quả phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; kịp thời phát hiện, tôn vinh, khen thưởng, động viê;n những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp cho công tác giảm nghèo và những gương sáng thoát nghèo điển hình, tiê;u biểu trong cộng đồng.

Với tinh thần “Giảm nghèo trong thời gian tới bằng trí tuệ, trách nhiệm và cả trái tim”, cùng truyền thống đoàn kết, tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hi???u quả, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện thành công Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trê;n địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiê;u, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX./.

 
Gia Linh
Game Gà Giải Trí Website